Kỹ thuật trồng mía nguyên liệu
KỸ THUẬT TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU
1. Thời vụ: Trồng thích hợp trong năm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung ở tháng 12 và tháng 2.
2. Chuẩn bị đất:
- Tiến hành vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại, mầm móng sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng.
- Đào hộc: Hàng cách hàng 1,2m, rộng 20-30cm, sâu 20-30cm.
- Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1-2 ngày.
3. Chuẩn bị hom mía:
- Hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 5 -7 tháng tuổi).
- Ngâm hom trong nước 8-24 giờ.
- Chặt mỗi hom hai mắt mầm, hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất.
- Lượng hom giống: Cần thiết cho một ha từ 4-6 tấn.
4. Đặt hom:
- Chuẩn bị giống xong là đặt ngay.
- Đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hom cách hom từ 10- 20cm (ty theo giống).
- Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển.
- Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
5. Bón phân:
Nên sử dụng phân nền hữu cơ hoặc bả bn mía sẽ cho năng suất, chữ đường cao, rất ổn định cho việc thâm canh cây mía. Cách bón phân được chia như sau:
- Bón lót: Bón 10-20 tấn phân nền + 500kg supper Lân và 20kg Basudin/ha xới trộn đều với lớp đất mặt.
- Bón thúc: chia làm 2 lần bón.
+ Thúc lần 1: Bón Urê 200kg + Kali 150kg/ha . Bón lúc mía khoảng 1,5 - 2 tháng tuổi, kết hợp với vô chân ấm.
+ Thúc lần 2: Bón Urê 150kg + Kali 200kg/ha. Bón lúc mía khoảng 4-5 tháng tuổi, kết hợp vô chân khỏa.
6. Chăm sóc:
- Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (dài hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.
- Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.
- Vô chân mía: Kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.
- Đánh lá có thể đánh lá 3 lần cho mía:
+ Lần 1: Lúc mía khoảng 3 tháng tuổi.
+ Lần 2: Lúc mía khoảng 6 tháng tuổi.
+ Lần 3: Lúc mía khoảng 9 tháng tuổi, đây là giai đoạn chuẩn bị thu hoạch mía.
* Tưới nước giữ ẩm vào mùa khô và không để đọng nước vào mùa mưa.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
- Rải Basudin 20kg/ha. Bón vào rãnh mía trước khi đặt hom.
- Thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan.
8. Thu hoạch:
- Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía; đồng thời quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều; Độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.
- Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.
BP Khuyến nông