Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của CASUCO

Bước chuyển đổi ngoạn mục từ CLB 200

Ngày: 04/01/2017 số lượt xem: 2414

    

            Ông Đinh Văn Triệu - 49 tuổi,  từ một người trồng quýt thất bại thành người trồng mía năng suất cao, là câu chuyện chuyển đổi ngoạn mục ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, vùng trọng điểm sản xuất mía nguyên liệu của Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.  

           Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\ong Trieu.jpg

Ông Đinh Văn Triệu chủ nhiệm CLB 200

 

Phép mầu KK3?

            Là chủ nhiêm câu lạc bộ 200 tấn ( mía)/ha, ông cười tươi nói “bí quyết” đạt năng suất “ khủng” là nhờ…..” KK3”, có gốc tích Thái Lan.

            Chèn ơi, trồng mía mà ông Triệu xài ” bí số” nghe như chuyện trinh thám không bằng.  Ông Triệu cười ngất nói KK3 là giống mía có ưu điểm chữ đường ổn định, chống chịu sâu bệnh, gió mạnh, thích ứng với độ mặn cao so với tất cả các giống khác chứ  có bí số gì ở đây !

Làm gì để đạt được đỉnh cao 180-200 tấn / ha, gấp đôi năng suất thông thường vẫn là ẩn số chưa có lời đáp.

Chữ đường chứ không phải sản lượng mía quyết định giá nguyên liệu. Có giống tốt nhưng phải áp dụng đúng kỹ thuật thì chữ đường mới cao, nhà máy mới sẵn sàng mua hết sản phẩm, lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố này. 20 năm kinh nghiệm trồng mía, với diện tích 1ha, năng suất đạt 180 tấn/ha (tương đương 18 tấn đường/ha) theo ông Triệu, chỉ mới thành công một nửa. Chữ đường đạt >10CCS, lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng, mới cầm chắc thành công. Hiện tại Công ty CASUCO bao tiêu sản phẩm phẩm với giá sàn là 830 đồng/kg (mía 10CCS) tại cầu cảng, thực tế CASUCO mua theo giá trị trường hiện nay là 1.020 đồng/kg mía.

Ông Triệu nói may mắn đã mĩm cười với ông khi Bộ phận Khuyến Nông thuộc công ty CASUCO hỗ trợ người trồng giống mía KK3, hỗ trợ kỹ thuật và thành lập Câu lạc bộ 200 (năm 2006), không chỉ “mình ênh” mà 9/19 thành viên CLB lần lượt lên tới đỉnh 200 tấn/ ha. Hiện nay 10 thành viên trong CLB được hỗ trợ giống mới, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật ...để tự phá ‘ kỷ lục” của chính mình.

 

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\IMG_6181.jpg

Mô hình trồng mía đào hộc hàng xuôi

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\image037.jpg

Máy xới vô chân mía

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\K my hiep 3 (9).jpg

Rẫy mía đạt năng suất cao

         

             Một thành viên khác của CLB là ông Võ Hoàng Anh, 46 tuổi, trồng 1,8 ha mía, học được cách trồng hiệu quả, cùng ông Triệu thành lập Hợp tác xã Tân Tiến, chia sẻ nguồn vốn, giống, kỹ thuật để giúp nhau nâng cao thu nhập.

Lúc nào cũng cần có người xung phong, ông Triệu và ông Hoàng Anh luôn là người mạnh dạn xuống giống trước, làm đầu tàu để thuyết phục các thành viên chưa yên tâm chuyển đổi. Cũng là ruộng mía, nhưng phải ngâm đất trong nước để diệt kiến, mối và làm tơi xốp, tăng độ phù sa cho đất trước khi đào hộc, đào theo khoảng cách từ 1,0-1,2m thay vì 0,7- 0,8m như trước. Theo ông Triệu, mỗi công đất bón chừng 130-150kg phân hóa học và tùy thời điểm, bón đúng loại phân theo nhu cầu dinh dưỡng  chứ không thể muốn bón gì là bón. Để tránh tình trạng bốc hơi, bón tới đâu thì lấp đất vô chân  tới đó. Trong thời gian chờ thu hoạch mía, tỉa bắp, ấu, cà, mướp… xen canh với mía để tăng thu nhập.

 

Chuyển đổi

 

            Với vẻ mặt rám nắng, chị Võ Thị Thủy, cho biết khi năng suất trồng mía chỉ khoảng 10 tấn/ công, ai nấy nghĩ tới việc bón nhiều phân hơn. Gia đình chị trồng  3 công mía, nếu trúng dữ lắm thì cũng chỉ 11-12 tấn/công dù đã sử dụng 8 bao phân (400 kg), chi phí cao nhưng lời dữ lắm cũng chỉ 10 triệu đồng (3 công mía). Khi mía thất ( năng suất và giá) thì lỗ vốn là cái chắc.

            Hồi xưa, khi thất bại, bà con khó biết được nguyên nhân, nhưng nay mọi người có thể đối chiếu với thành viên CLB 200 tấn. Thì ra do đào hộc mía quá dày, chọn giống ROC16 không có tính vượt trội, chưa áp dụng kỹ thuật thích hợp, năng suất thấp là lẻ đương nhiên. Trong khi KK3 có ưu thế hơn, chị Thủy vẫn trồng giống mía ROC 16. vụ này 3 công đất thu được hơn 20 tấn/ha nhờ đổi giống (  KK3), ch nói: “Hồi trước định đổi giống khác trúng hơn nhưng sợ người ta không mua. Nhiều người đổi giống thì mình mới dám đổi chứ một mình, bán cho thương lái, rủi  họ ép giá hoặc không mua là chết liền”. 

Anh Nguyễn Anh Cường,  Cán bộ Khuyến nông công ty cổ phần mía đường Cần Thơ - CASUCO  cho biết: Hiện nay, Câu lạc bộ 200  176 hộ thành viên, người có diện tích lớn nhất là 3 ha, thấp nhất 7000m2. Mỗi hộ phải có diện tích ít nhất 7000m2, năng suất trung bình đạt 18 tấn đường/ha, cao nhất là 26 tấn đường/ha thì mới được tham gia và hưởng quyền lợi từ CLB. Các thành viên CLB được bao tiêu sản phẩm, Mỗi năm, đạt lợi nhuận  70 triệu đồng/1 ha mía, ông Triệu và một số thành viên khác được CASUCO tổ chức tham quan, học tập, cấp học bỗng cho con và tặng quà khích lệ khi đạt được chỉ tiêu năng suất, nâng cao chất lượng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. 

 

 Đồng thuận 

 

Casuco tổ chức tham quan các trại giống, tập huấn các kỹ thuật, giống mới, phân thuốc, theo tour du lịch, được thưởng các loại máy móc, thiết bị chăm sóc mía, được hỗ trợ học bổng tùy theo cấp bậc học…một cách chia sẻ nhẹ nhàng, gần gũi về mối liên kết sản xuất – chế biến- tiêu thụ.

 

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\image041.jpg

CASUCO tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng mía cho nông dân

 

Description: E:\MA\HINH ANH\TONG KET CLB200 6.10.2016\IMG_3700.JPG

Trao thưởng cho thành viên CLB200 vụ mía 2015 – 2016

 

            Nguyên liệu ảnh hưởng đến 60% giá thành của đường thành phẩm. CLB được Bộ phận Khuyến nông – CASUCO  hỗ trợ giống mới năng suất cao (ROC16, K8892, K95156, KK3) và phát triển diện tích trồng KK3, năng suất có thể đạt đến 280 – 290 tấn/ha (trên 25 tấn đường/ha).

            Thực ra, chỉ có khoảng 2% thành viên đang trồng giống KK3 nên mỗi năm công ty  CASUCO đầu tư cho công tác khuyến nông từ 1 – 2 tỷ đồng, kiên trì thuyết phục nông dân chuyển đổi, tạo động lực phát triển vùng nguyên liệu từ mô hình có thực trong cộng đồng. Chính người trồng mía chứng minh khả năng cải thiện năng suất, gia tăng sản lượng, nâng cao lợi nhuận.

            Ngoài mía, nông dân được hỗ trợ kiến thức trồng sen, ấu, bắp, hoa màu, nông hộ có thu nhập 200 – 300 triệu đồng ngày càng nhiều hơn. Với cơ cấu thu nhập chính, phụ khá đa dạng, nông dân hiểu được nếu giá thu mua ổn định, giá đường đầu ra bình ổn, dễ nâng cao sức cạnh tranh thay vì chỉ muốn giá mía thật cao nhưng năng lực cạnh tranh của ngành đường quốc nội khó cải thiện.

 

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\IMG_4242.jpg

 

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\image029.jpg

 

Description: C:\Users\Hoang Kha\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\xen canh (2).jpg

Mô hình xem canh mía và rau màu

           

            Sự đồng thuận trong nhóm nhỏ người trồng mía có năng suất 200 tấn/ ha cho thấy mô hình động lực đang chuyển động, không ồn ào nhưng hiệu quả từ suy nghĩ tới cách chuyển đổi, tính toán kinh tế có tính cộng đồng thay vì chỉ lo riêng mình.                                                                                                              PV. Thúy An- Nam Việt

 

 - 
Các danh hiệu giải thưởng
Vùng nguyên liệu
Thư viện hình ảnh