Tin tức - Sự kiện » Bài viết CB_Người lao động

ĐƯỜNG VÀ SỨC KHỎE

Ngày: 06/01/2016 số lượt xem: 2623

Đường ăn là một gia vị thường được sử dụng trong các món ăn, thức uống của tất cả các gia đình, giúp hương vị của món ăn them đậm đà, ngon miệng.

Ngoài tác dụng phổ biến trên, theo phát hiện của nhiều nhà khoa học, đường còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.

         Nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể: Cơ thể dự trữ đường Glucose dưới dạng hợp chất Glycopen ở gan và các tế bào cơ xương. Nguồn năng lượng này sẽ được sử dụng khi cơ thể cần lượng đường Glucose lớn ngay lập tức như trong trường hợp vận động viên tập thể thao với cường độ cao trong thời gian ngắn, giúp các vận động viên phục hồi thể lực nhanh hơn

             Khi mệt mỏi, stress, hay đói bụng, đồ ngọt là sự lựa chọn lý tưởng. Đường trong thực phẩm cung cấp năng lượng cho các tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đường là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể, là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận: thần kinh, gân cốt, giác mạc mắt, đồng thời là nguyên liệu không thể thiếu của các tổ chức tế bào, cung cấp nhiệt năng duy nhất cho hệ thần kinh, tuần hoàn máu, vận động tứ chi và duy trì nhiệt độ cơ thể.

           Não cần đường để hoạt động: Đường Glucose là nhiên liệu cần thiết cho não bộ hoạt động. Khi vào cơ thể, Glucose còn kích thích tuyến tụy sản sinh ra Insulin, giúp não bộ nhận biết được bạn đã ăn bao nhiêu thức ăn, kiểm soát được cơn thèm ăn, tránh béo phì. Vì vậy, đường rất cần thiết cho những người lao động trí óc: học sinh, sinh viên, dân văn phòng…

          Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nam giới chỉ nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5 g tương đương với 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày, phụ nữ nên tiêu thụ 25 g tương đương 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đường có giá trị dinh dưỡng cao với vitamin, khoáng chất, protein và chất chống oxi hóa. Đường tự nhiên có trong  các loại rau quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Lượng đường thêm vào mỗi bữa ăn được tính bằng cách lấy lượng đường cần thiết hàng ngày chia cho số bữa ăn (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ).

         Điều trị vết thương: Bạn có thể điều trị vết thương chỉ bằng một nhúm đường. Rắc đường kính lên vết lở loét trước khi mặc quần áo có thể giết chết các vi khuẩn ngăn chặn quá trình bình phục và gây ra cơn đau.

         Xoa dịu tinh thần trẻ em: Theo một nghiên cứu, trẻ em được cho uống hỗn hợp nước đường (1 thìa đường pha với 4 thìa nước) trước khi tiêm chủng chịu được sự đau đớn khi tiêm tốt hơn những đứa trẻ chỉ uống nước.

         Điều trị vết thương: Bạn có thể điều trị vết thương chỉ bằng một nhúm đường. Rắc đường kính lên vết lở loét trước khi mặc quần áo có thể giết chết các vi khuẩn ngăn chặn quá trình bình phục và gây ra cơn đau.

          Làm dịu lưỡi bị bỏng: Khi ăn hay uống những món đồ quá nóng, lưỡi của bạn có thể bị bỏng. Lúc đó, bạn có thể dùng đường để làm dịu vết bỏng. Rắc đường lên vết bỏng hoặc ngậm viên đường và sự đau đớn sẽ nhanh chóng tiêu tan. Ngoài ra, khi ăn phải một món ăn cay nóng, bạn cũng có thể dùng đường theo cách tương tự.

           Uống nước đường để giảm bớt sự mất bình tĩnh: những sinh viên có nồng độ đường tương đối cao không đưa ra những quyết định vội vã và mất bình tĩnh, trong khi đó những đối tượng không uống chất có đường, hoặc có hàm lượng đường thấp thì lại dễ đưa ra sự lựa chọn mất bình tĩnh và vội vàng.

         Khử độc: Hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc có thể pha 1/2 muỗng cà phê muối với 4 muỗng cà phê đường hòa trong 1 lít nước. Cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể, phần nào giúp trung hòa chất độc nhằm hạn chế những tác hại mà độc tố sẽ gây ra.

          Nói tóm lại đường bù đắp sự thiếu hụt về năng lượng cho cơ thể và góp phần hỗ trợ sức khỏe.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet và sách báo)

 - 
Các danh hiệu giải thưởng
Vùng nguyên liệu
Thư viện hình ảnh